Bạn đã xem
Nguyên nhân chính của hiện tượng thấm dột: Rạn nứt bề mặt xi măng và bê tông
1. Vì sao lại có hiện tượng thấm dột?
Các vật liệu xây dựng thông thường, như xi măng và bê tông, đều có những mao quản (khoảng cách giữa các hạt) có đường kính từ 20-40 micromet. Ngoài ra, xi măng cũng là một vật liệu có tính chất ngậm nước. Vì vậy, khi bề mặt vật liệu này tiếp xúc với nước, nước sẽ xâm nhập và thẩm thấu vào bên trong kết cấu, gây ra hiện tượng thấm.
Ở Việt Nam, điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, với mưa nhiều và sự chênh lệch nhiệt độ lớn, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho hiện tượng co ngót và giãn nở, dẫn đến rạn nứt và phá hủy bề mặt cũng như cấu trúc của vật liệu, từ đó tạo điều kiện cho nước xâm nhập.
Thấm dột không chỉ gây hại về mặt thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến cấu trúc và tuổi thọ của công trình. Nước thấm vào kết cấu bê tông có thể gây ra hiện tượng ăn mòn cốt thép, giảm khả năng chịu lực của cấu kiện và làm suy yếu toàn bộ công trình.
2. Các loại rạn nứt phổ biến
Về bản chất, kết cấu tường hay sàn bê tông đều được cấu thành từ nhiều loại vật liệu khác nhau như: xi măng, cát, sỏi, nước, thép v.v…các loại vật liệu này vốn co dãn không giống nhau khi nhiệt độ môi trường thay đổi. Vì vậy, rạn nứt trên bề mặt bê tông là điều khó tránh khỏi, đặc biệt trong điều kiện nhiệt đới ẩm gió mùa như ở Việt Nam. Các vết nứt này có thể phân thành nhiều loại khác nhau, nhưng phổ biến nhất là nứt rạn bề mặt (nứt chân chim) và nứt do co ngót khô.
Nứt rạn bề mặt (nứt chân chim): Đây là loại khuyết tật thường gặp trên các bề mặt bê tông được làm láng. Loại nứt này thường xuất hiện dưới dạng mạng lưới các khe nứt nhỏ ngẫu nhiên, do hiện tượng co ngót của lớp bề mặt bê tông. Nguyên nhân gây ra nứt rạn bề mặt bao gồm bê tông quá nhão do trộn không đúng tỷ lệ, tốc độ khô bề mặt quá nhanh, và hoàn thiện bê tông quá sớm khi hiện tượng thoát nước bề mặt vẫn còn diễn ra. Mặc dù nứt rạn bề mặt hiếm khi ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của cấu kiện bê tông, nhưng chúng có thể ảnh hưởng đến độ bền của công trình và dễ dẫn đến hiện tượng thấm dột.
Nứt do co ngót khô: Đây là một dạng khuyết tật thường gặp trên bê tông sau khi đóng rắn (kết thúc ninh kết). Loại nứt này xuất hiện do hiện tượng co ngót khô của bê tông, xảy ra trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng sau khi thi công. Hiện tượng co ngót khô là kết quả của hai quá trình chính: phản ứng thủy hóa của xi măng với nước, tạo ra các sản phẩm thủy hóa làm cho bê tông cứng lại và tăng cường độ, nhưng cũng tạo ra một lượng nước tự do dẫn đến co ngót; và sự bay hơi nước tại bề mặt bê tông, đặc biệt trong điều kiện khô nóng. Vết nứt do co ngót khô thường có bề rộng trong khoảng 0.3-1mm tùy thuộc vào các yếu tố như cấp phối bê tông, loại cốt liệu sử dụng, tỷ lệ nước và xi măng và mức độ khô nhanh của bê tông.
3. Các loại chất chống thấm
Khi khuyết tật rạn nứt bê tông gần như là điều không thể tránh khỏi, việc tìm và sử dụng đúng loại vật liệu chống thấm là vô cùng quan trọng. Có nhiều loại vật liệu chống thấm được sử dụng hiện nay, nhưng phổ biến nhất là chống thấm gốc bitum và chất chống thấm pha xi măng. Tuy nhiên, cả hai loại vật liệu này đều không thể giải quyết được căn nguyên gốc rễ của hiện tượng thấm dột.
Chất chống thấm pha xi măng: Là vật liệu được tạo ra để trộn với xi măng và nước, tạo thành hỗn hợp ngăn nước thấm qua bề mặt tường. Loại chống thấm này cũng có khả năng chống UV và rêu mốc. Tuy nhiên, chất chống thấm pha xi măng có điểm yếu là màng cứng giòn, không chịu được chấn động và rung lắc, dẫn đến việc tường có thể xuất hiện khe nứt khi gặp điều kiện thời tiết khắc nghiệt như mưa nhiều và nắng nóng kéo dài.
Chống thấm bitumen: Đây là một loại nhựa đường có ưu điểm nổi bật là khả năng chống thấm nước rất tốt. Tuy nhiên, bitumen chứa các hợp chất độc hại có thể gây ra hậu quả nếu không sử dụng đúng cách và dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, dẫn đến giảm độ bền và hiệu quả chống thấm của sản phẩm. Chống thấm gốc bitum thường dễ xuống cấp bởi tác động của tia UV có trong ánh nắng và nhiệt độ qua thời gian sử dụng. Hơn nữa, loại chống thấm gốc bitum lại hấp thụ nhiệt rất cao nên thường làm tăng nhiệt độ cho ngôi nhà vào mùa nắng nóng.
4. Giải pháp chống thấm hiện đại
Chính vì những hạn chế của các loại chất chống thấm truyền thống, loại chống thấm acrylic đã trở thành một trong những vật liệu chống thấm được ưa chuộng nhất trong lĩnh vực xây dựng.
Khác với các dòng chống thấm truyền thống, phương pháp mới này sử dụng nhựa acrylic biến tính liền lạc để tạo thành một lớp màng linh hoạt, bền bỉ và chống xuyên nước vượt trội, ngăn chặn hiệu quả sự xâm nhập của nước. Lớp bảo vệ toàn diện này giúp chống lại các thiệt hại liên quan đến độ ẩm, đảm bảo tuổi thọ và tính toàn vẹn của công trình. Đặc biệt, loại chống thấm acrylic rất phù hợp với bề mặt bê tông hoặc xi măng nhờ khả năng che lấp, màng co giãn và chống rạn nứt vượt trội.